Hầu hết mọi người mới bắt đầu đều nghĩ, việc thiết kế và lắp đặt một phòng thu âm tại nhà (Home Recording Studio) là một dự án rất khó khăn.
Và cần phải mất rất nhiều thời gian để lập kế hoạch, nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ, phải không nào?
Nhưng sự thật là… Để bắt đầu một phòng thu mini tại nhà dễ hơn bạn tưởng tượng nhiều. Tất cả những gì bạn cần là nắm bắt một số kiến thức cơ bản về những thiết bị phòng thu, dụng cụ và yếu tố cần thiết cho một Home Studio.
Trong bài viết hôm nay, Vinasound sẽ chỉ rõ cho bạn những thiết bị cơ bản cần có cho một Home Studio với chất lượng chuyên nghiệp
Và những kinh nghiệm cần thiết để bạn có thể tự setup một combo thu âm tại nhà hoàn chỉnh .
Ok, let’s go!
Nội dung chính của bài viết
Đầu tiên, một vài điều bạn nên lưu ý đó là:
Để bắt đầu, càng đơn giản càng tốt!
Thực tế là , không chỉ trong việc setup một phòng thu tại nhà mà trong bất kỳ đam mê và sở thích nào…
Việc đặt kỳ vọng quá cao khi mới bắt đầu, sẽ làm bạn:
- Dễ bị choáng ngợp
- Dễ bị nản lòng vì những kiến thức quá phức tạp
- Cuối cùng là bỏ cuộc
- Và tất cả thời gian, tiền bạc mà bạn đầu tư đều sẽ bị lãng phí
Vì vậy, để tránh tình trạng này xảy ra, bạn hãy bắt đầu với những thứ cơ bản và đơn giản nhất có thể!
Một phòng thu tại nhà có tốn nhiều tiền không?
Khi mà trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các thiết bị phòng thu khác nhau, với nhiều mức giá khác nhau, các hãng khác nhau. Và làm chúng ta càng rối hơn trong việc tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo việc âm nhạc của bạn đạt chất lượng tốt nhất.
Có những giải pháp thu âm đơn giản và tiện lợi với mức giá chỉ từ 2 triệu- 3 triệu đồng, là bạn có thể bắt đầu. Tuy nhiên, những bộ thu âm như vậy chỉ mang tính chất mì gói, ngắn gọn và có thể không phù hợp nếu bạn thực sự nghiêm túc trong việc làm nhạc, ghi âm của mình, và muốn theo đuổi nó lâu dài.
Do đó, để trả lời được câu hỏi, lắp đặt một phòng thu tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp tốn bao nhiêu chi phí?
Thì đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần biết:
Những thiết bị cơ bản cho phòng thu tại nhà.
6 thiết bị cơ bản cho phòng thu âm tại nhà gồm:
1.Máy tính và phần mềm thu âm/ làm nhạc
2. Audio Interface (Hay còn gọi là soundcard thu âm)
3. Microphone thu âm
4. Loa kiểm âm- Studio Monitors
5. Tai nghe kiểm âm- Headphones
6. MIDI Controller và các thiết bị khác (Tùy nhu cầu)
Đây chính xác là 6 thiết bị cơ bản cho một home recording studio, hoàn hảo cho bất cứ ai mới bắt đầu với việc thu âm tại nhà.
- Nó cho phép bạn sử dụng làm việc với tất cả các phần mềm thu âm, làm nhạc hiện nay với khoản đầu tư tối thiểu về thời gian và tiền bạc
- Quan trọng hơn nữa, nó hoàn hảo để bạn xây dựng những kỹ năng phòng thu nền tảng và phục vụ cho việc bạn phát triển sau này
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về từng thiết bị cụ thể trong danh sách trên:
1. Máy tính và phần mềm thu âm/ làm nhạc
Về cơ bản, máy tính và phần mềm làm nhạc sẽ giúp bạn:
- Thu âm (với trang thiết bị đi kèm Soundcard hoặc Audio Interface)
- Viết nhạc, phối khí (Trong trường hợp bạn là một Producer muốn sản xuất nhạc)
- Mixing và Mastering nhạc (chèn hiệu ứng, căn chỉnh âm thanh, master để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh…)
- Ghi đĩa CD/DVD, lưu trữ và chia sẻ các project âm nhạc
Máy tính thu âm:
Nếu tiêu chí của bạn là hiệu quả về chi phí và linh hoạt, thì đừng tìm đâu xa, 1 chiếc máy tính cá nhân (PC, laptop, MAC,..) . Về cấu hình tất nhiên là càng khỏe càng tốt, chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng máy tính với cấu hình RAM ít nhất 08Gb và CPU là Core i5 trở lên hoặc tương đương.
Phần mềm thu âm/ làm nhạc (DAW – Digital Audio Workstation)
Về phần mềm thu âm, những người mới mày mò về phần mềm thu âm hay chọn sử dụng những phần mềm như: Audacity, Adobe Audition. Bởi vì chúng đơn giản và dễ sử dụng.
Tuy nhiên, nếu bạn nghiêm túc với việc thu âm và làm nhạc trên máy tính, chúng tôi khuyên các bạn nên chọn một giải pháp chuyên nghiệp hơn, có nhiều phần mềm hỗ trợ và có cộng đồng người dùng đông đảo.
Phần mềm Cubase của hãng Steinberg là 1 trong những ứng cử viên đa năng nhất. Dễ dùng, cực kỳ phổ biến, nhiều plugin (VST) miễn phí chất lượng tốt, mạnh cả về Audio và MIDI. Ngoài Cubase, bạn có thể để mắt thêm tới FL Studio, Ableton Live, Logic, Pro Tools. Mỗi DAW đều có ưu điểm riêng và đối tượng người dùng khác nhau.
2. Audio Interface- Soundcard Thu Âm
Audio Interface là một thiết bị cực kỳ quan trọng trong phòng thu tại nhà. Đây chính là hệ thống giao tiếp giữa các cổng âm thanh đi vào và đi ra với máy tính. Nó giúp bạn thu tín hiệu âm thanh từ microphone, nhạc cụ vào máy tính và phát tín hiệu âm thanh từ máy tính ra loa, tai nghe.
Có rất nhiều loại Audio Interface trên thị trường, nhưng chung quy lại, có 04 loại giao tiếp chính gồm: Giao tiếp USB, Giao tiếp Firewire IEEE 1394, Giao tiếp PCI, Giao tiếp Thunderbolt
Tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn hãy chọn dùng USB Audio Interface bởi sự tiện lợi và phổ biến của nó.
Một vài vấn đề khác bạn cần lưu ý khi chọn mua Audio Interface để là số cổng IN/ OUT và có cổng hỗ trợ nhạc cụ mà bạn chơi hay không?
Một vài thương hiệu Audio Interface nổi tiếng trên thị trường hiện nay gồm:
- Focusrite (Anh)
- Steinberg (Đức- Là cha đẻ của Cubase và là công ty con của YAMAHA)
- Audient (Anh)
- MOTU (Mỹ)
- Universal Audio (Mỹ)
3. Microphone
Microphone là thiết bị giúp bạn thu âm thanh bên ngoài vào máy tính như: giọng hát, đàn piano, trống, guitar cổ điển…Tùy vào mục đích và tính chất sẽ được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Có thể bạn sẽ cần nhiều hơn 1 micro để có thể đáp ứng tốt cho từng mục đích thu âm. Vì hầu hết mọi người bắt đầu chỉ thu âm giọng hát, vậy nên micro condenser phòng thu sẽ là sự lựa chọn OK nhất.
Một vài hãng micro phòng thu hàng đầu hiện nay gồm:
- Rode (Úc)
- Shure (Mỹ)
- Audio Technica (Nhật)
- Neumann (Đức)
- AKG (Áo)
Một vài phụ kiện còn có cho microphone mà bạn sẽ cần đó là : cáp micro, shockmount, popfilter, chân cho micro.
4. Loa kiểm âm- Studio Monitors
Studio Monitors là thành phần rất quan trọng trong hệ thống studio của bạn. Nhiều người còn gọi nó là loa kiểm âm – tức là kiểm tra âm thanh. Bản mix của bạn có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào nó.
Nhiệm vụ chính của loa kiểm âm là tái hiện trung thực nhất những gì có trong bản thu của bạn.
Khi bạn nghe trên hệ thống studio monitors, mọi thứ trong bản mix đều nguyên bản hơn rất nhiều, bạn biết được bản mix của bạn thiếu gì, thừa gì, bị vấn đề gì. Nếu bạn nghe nhạc, thu âm, mix nhạc trên một hệ thống loa dân dụng (dù chất lượng cao đi nữa) thì thật sự quá khó khăn để rèn luyện đôi tai, và tạo ra những bản mix hay có thể nghe tốt trên nhiều hệ thống âm thanh khác. Vì âm thanh bạn nghe đã bị chất âm đặc trưng của đôi loa – mà các nhà sản xuất hay quảng cáo – làm SAI LỆCH.
Với những phòng thu tại nhà, loa monitor cũng là một thiết bị quan trọng để bạn mix nhạc sau khi thu, tuy nhiên để tiết kiệm chi phí nhất khi bắt đầu bạn có thể sử dụng tai nghe monitor để mix.
5. Tai nghe kiểm âm- Studio Headphone
Studio Headphone có 2 chức năng chính:
- Nghe nhạc nền và tín hiệu âm thanh đang thu (giọng hát, guitar…) trong quá trình thu âm
- Editing, Mixing hoặc Mastering
Tương ứng với 2 chức năng này, Studio Headphone được thiết kế thành 2 dạng: Closed-Back và Open-Back.
- Closed-Back Headphone được thiết kế để cách ly tối đa các nguồn âm thanh khi đang thu âm. Nó phải ngăn không âm thanh nào thoát ra ngoài/lọt vào trong
- Open-Back Headphone (thường đắt hơn Closed-Back Headphone) được thiết kế để tối ưu chất lượng âm thanh nhưng có điểm yếu là dễ bị lọt âm thanh ra ngoài. Vì thế, nó phù hợp để mixing hoặc mastering.
6.MIDI Controller và các thiết bị khác (Tùy nhu cầu)
Nếu bạn là người chơi keyboard, piano thì phòng thu tại nhà của bạn không thể thiếu MIDI controller. Midi controller là một thiết bị với dạng phím synth-style hay piano, cho phép kết nối với các thiết bị điện tử khác như laptop, PC thông qua các phần mềm, nhờ vậy người dùng có thể điều chỉnh nhạc theo mục đích sử dụng của mình. Midi controller là lựa chọn hàng đầu của những studio nhờ thiết kế nhỏ gọn và tính năng linh hoạt nó mang lại.
– Dây âm thanh (audio cable): Đưa tín hiệu âm thanh đi qua dây dẫn. Bạn nên chọn loại dây có độ bền cao , chống nhiễu tốt, giúp bảo toàn tín hiệu tốt trên quãng đường đi dài hơn
– Pop Filter- Màng lọc âm: dùng để lọc các luồng hơi quá mạnh như khi ta phát âm phụ âm ‘p‘ và ‘b‘.
– Mic Stand – Chân cho micro: Giúp bạn cố định micro trong phòng thu
Bên trên là tất cả những gì cần thiết để bạn có thể setup một phòng thu tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp.
Bài viết trên được tham khảo thêm tài liệu từ: Tapchimix, Ehomerecordingstudio, Sweetwater,
TOP NHỮNG COMBO BÁN CHẠY TẠI VINASOUND
Combo Focusrite
Combo Thu Âm Focusrite Scarlett 2i2 Gen 4 + Audio Technica AT2020 + Audio Technica ATH-M20x
Combo Focusrite
Bộ Combo Cho Phòng Thu Tại Nhà
Combo Phòng Thu Audient iD14 MKII, Rode NT2-A, Audio Technica M50x, Kali Audio LP-6 V2
Combo Focusrite
Bộ Combo Cho Phòng Thu Tại Nhà
Combo Cho Podcast (RodeCaster Pro II + Rode Podmic + Rode PSA1)