Nội dung chính của bài viết
DI box là gì?
DI box hay Direct box là thiết bị giúp chuyển tín hiệu từ không cân bằng (unbalanced) trở kháng cao (Hi-Z), thành tín hiệu cân bằng (balanced) trở kháng thấp (Low-Z).
Điều này cho phép người dùng cắm trực tiếp nhạc cụ có trở kháng cao (bass guitar, electric guitar,…) vào đường mic preamp trên mixer, hay gửi tín hiệu đi khoảng cách xa mà không làm suy hao độ lớn và tần số cao của tín hiệu, cũng như hạn chế vấn đề nhiễu tín hiệu trên đường đi.
Tại sao và khi nào bạn cần sử dụng DI Box?
DI Box là một phụ kiện rất hữu ích mà bạn nên có, cả trong cả ứng dụng live sound và phòng thu studio. Dưới dây là một vài ứng dụng phổ biến nhất của thiết bị này, hãy cùng Vinasound điểm qua nhé!
1. Đồng bộ trở kháng
Công dụng phổ biến nhất của DI Box đó là giúp bạn kết nối bass guitar và electric guitar vào mic preamp trên mixer.
Bởi vì các pickup trên bass guitar và electric guitar xuất ra tín hiệu instrument-level trở kháng cao, trong khi đầu vào micro trên mixer được thiết kế tối ưu cho tín hiệu microphone level, trở kháng thấp. Và chúng không tương thích tốt với nhau. Đây là lúc bạn cần sử dụng DI Box để đồng bộ trở kháng giữa 2 thiết bị, chuyển từ tín hiệu intrument-level trở kháng cao sang tín hiệu microphone level trở kháng thấp.
2.Truyền tín hiệu audio đi xa không lo nhiễu và suy hao.
Như bạn cũng biết, tín hiệu unbalanced không nên truyền đi xa quá 8 mét (25 feet) để tránh gặp vấn đề về nhiễu tín hiệu. Trong khi đó tín hiệu balanced có thể truyền khi khoảng cách xa hơn rất nhiều (trên 100ft/ 30m) mà không lo lắng vấn đề nhiễu này.
Sử dụng DI box là một cách rất dễ dàng và đơn giản để cân bằng tín hiệu (Balanced). Bằng cách này bạn có thể gửi tín hiệu từ nhạc cụ (guitar, keyboard, synthesizer, ), smartphone, laptop hoặc bất kỳ tín hiệu audio nào khác đi một khoảng cách xa mà vẫn đảm bảo được chất lượng âm thanh.
3. Loại bỏ tiếng ồn không mong muốn:
Một ưu điểm khác của Passive DI Box đó là hoạt động giống một transformer giúp cô lập tín hiệu đầu vào khỏi đầu ra. Không có kết nối trực tiếp giữa đầu vào và đầu ra, có nghĩa là nó có thể giúp bạn loại bỏ tiếng ồn, tiếng vo ve do ground loops gây ra. Vì vậy, nếu hệ thống âm thanh của bạn đang có những tiếng vo ve khó chịu, hãy thử đặt một Passive DI box vào kết nối âm thanh giữa các thiết bị của bạn.
Ngoài 3 tính năng kể trên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các mẫu DI Box hiện nay đã rất đa dạng về mẫu mã, thiết kế, cũng như các tính năng bổ sung,… Sẽ tùy thuộc vào từng model cụ thể mà nó sẽ có những tính năng bổ sung khác nhau, bạn hãy đọc kĩ tính năng của chúng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Có những loại DI Box nào?
DI Box có 2 loại thiết kế chính là : Passive (Thụ động) và Active (Chủ động).
Passive DI box: thiết kế này không cần yêu cầu nguồn điện để hoạt động. Về cơ bản, nó sử dụng biến áp (transformer) để chuyển đổi tín hiệu trở kháng cao thành trở kháng thấp. Kiểu biến áp này có các cuộn dây riêng biệt về điện ở các giai đoạn đầu vào và đầu ra, giúp cô lập điện áp nối đất và loại bỏ ground loops. Kết quả là tín hiệu đầu ra được phù hợp với trở kháng của mic pre và loại bỏ được tiếng ồn, noise do ground loop gây ra. Passive DI Box rất phù hợp với các nhạc cụ có đầu ra mạnh mẽ, đồng thời do giá rẻ và độ bền cao, nên Passive DI Box được sử dụng phổ biến nhất.
Active DI Box: Khác với thiết kế Passive, Active DI Box yêu cầu phải có nguồn điện mới hoạt động được, nguồn điện này có thể được cấp từ pin, nguồn chuyển dụng hoặc nguồn ảo phantom 48V. Về cơ bản, nó được thiết kế gồm một bộ tiền khuếch đại (preamplifier), mục đích nhằm cung cấp thêm gain cho một số nhạc cụ pickup có đầu ra yếu, single-coil pickup, đồng thời lượng gain bổ sung này cũng rất lý tưởng cho việc chạy cáp tín hiệu dài.
Bạn nên chọn mua DI Box nào?
Có một cách nhanh chóng để giúp bạn xác định nên chọn mua Passive hay Active DI box, đó là quy luật đối lập (the rule of opposites).
Nếu bạn đang sử dụng các nguồn tín hiệu chủ động (keyboards, trống điện tử, electric bass với active pickup,…), hãy chọn một Passive DI Box. Ngược lại, nếu bạn đang sử dụng các nguồn tín hiệu thụ động (acoustic guitar, bass guitar với passive pickup,…), hãy chọn một Active DI Box.
Tuy nhiên, hãy lưu ý đây chỉ là một hướng dẫn để bạn chọn DI box phù hợp, không phải một quy tắc nghiệm ngặt bạn bắt buộc phải tuân theo. Bạn vẫn có thể sử dụng Passive DI Box với các nguồn tín hiệu tín hiệu thụ động và ngược lại. Trên thực tế, bạn có thể sẽ cần đến cả Passive DI Box và Active DI Box để tối ưu cho từng tình huống khác nhau.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn về DI box, đừng ngần ngại hãy gọi ngay hotline 1800-8176 để được Vinasound tư vấn thêm về sản phẩm.
Video hay về DI Box
Bên dưới là một video rất chi tiết và nhiều ví dụ trực quan về DI Box từ Dan Baker – một Musician & Electronic Engineer
Cảm ơn bạn đọc và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!
Bài viết trên được tham khảo thêm từ liệu từ : Sweetwater, Audio University, Radial, Fender
TOP DI BOX BÁN CHẠY TẠI VINASOUND
Passive DI Box
Active DI Box
DI Box (Direct Box)
Passive DI Box
Passive DI Box
Active DI Box
Active DI Box