Audio Interface (Sound card thu âm) là thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ phòng thu âm tại nhà nào. Nó là trung tâm kết nối, nơi mà tất cả âm thanh của bạn sẽ đi qua, bao gồm tất cả tín hiệu đầu vào (micro, nhạc cụ) và đầu ra (loa, tai nghe).
Do đó việc chọn đúng Audio Interface phù hợp là rất quan trọng nếu bạn muốn setup một phòng thu. Dưới đây là 04 lưu ý bạn nên biết để chọn mua đúng Audio Interface phù hợp với mình.
Nội dung chính của bài viết
Những lưu ý khi chọn mua Audio Interface
1. Số lượng cổng Đầu Vào/ Đầu Ra/ Preamp đồng thời
Đây là điều đầu tiên mà bạn nên cân nhắc thật kỹ khi chọn mua Audio Interface. Trong trường hợp bạn không chắc sound card mình cần bao nhiêu cổng In/Out, hãy thử trả lời câu hỏi “Bạn muốn dùng để thu âm cái gì?”
Nếu kế hoạch của bạn là thu âm cơ bản với 01 vocal và 01 guitar, hoặc xây dựng bài hát bằng cách thu riêng từng track và sắp xếp từng nhạc cụ một, bạn có thể thực hiện được được với chỉ 02 đầu vào trên sound card của mình.
Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch thu một dàn trống, hoặc một ban nhạc sống, thì bạn sẽ cần một sound card với nhiều cổng Input hơn để có thể ghi âm track/micro cùng lúc.
Hoặc trong một trường hợp khác, nếu bạn muốn mở rộng phòng thu để bao gồm các Outboard Gear khác (Compressor, EQ, Outboard Effect,..) hãy chắc chắn rằng Audio Interface của bạn có đủ số cổng In/Out cần thiết ở mức Live-Level.
Ngoài ra bạn có cần cổng MIDI In/Out không? Bạn có cần các cổng kết nối kỹ thuật số S/PDIF or ADAT không?
Một điều nữa bạn cũng nên xem xét, đó là trong tương lai bạn sẽ có ý định nâng cấp quy mô studio của mình hay không? Mặc dù có thể bạn đã đủ những cổng kết nối cần thiết tại thời điểm hiện tại, nhưng cũng có thể bạn cần nhiều cổng kết nối bổ sung hơn nếu bạn muốn mở rộng quy mô phòng thu của mình với nhiều thiết bị outboard hoặc loa monitor hơn.
2. Loại kết nối với Máy tính/Thiết bị
Với sự phát triển và bùng nổ của máy tính và các thiết bị di di động, iPhone, iPad, nhiều sound card được thiết kế để tương thích với chúng, cũng như các phần mềm và ứng dụng ghi âm mà các thiết bị này đang chạy. Dưới đây là các kiểu kết nối phổ biến nhất:
USB Audio Interface: Đây là kiểu kết nối phổ biến nhất hiện nay, bạn sẽ tìm thấy cổng USB (3.0, 2.0 và 1.1) trên hầu hết các máy tính, cả Mac và PC. Ưu điểm của việc sử dụng cổng USB là có nhiều Soundcard được thiết kế để chạy trên nguồn bus USB (thay vì nguồn điện bên ngoài), điều này sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có kế hoạch ghi âm di động bằng máy tính xách tay hoặc thiết bị di động của mình.
Thunderbolt Audio Interface: Với tốc độ cực cao và độ trễ thấp, Thunderbolt là tiêu chuẩn mới nhất được hỗ trợ trên một số Audio Interface cao cấp. Thunderbolt 3 (được tìm thấy trên các máy Mac mới nhất) nhanh gấp đôi so với Thunderbolt 2 và nhanh hơn tám lần so với USB 3.0, hỗ trợ tốc độ lên đến 40 Gbps và chiều dài cáp lên đến 100 mét khi sử dụng cáp quang.
Ngoài ra còn 2 chuẩn kết nối nữa mà bạn nên biết là FireWire và PCIe. Chúng hiện không còn hỗ trợ trên những Audio Interface đời mới, tuy nhiên bạn vẫn có thể bắt gặp chúng. FireWire là một trình kết nối chủ yếu được tìm thấy trên máy tính Mac vào những năm 2000. Nó được cải thiện về tốc độ trung bình vào thời điểm đó, nhưng chậm hơn so với USB và Thunderbolt hiện nay. PCIe cũng có những cải tiến về tốc độ, nhưng những đầu nối này cần được cắm trực tiếp vào bo mạch chủ máy tính có khe cắm PCIe mở. Trừ khi bạn có một chính đáng cụ thể để muốn một trong hai kết nối này, hãy tránh chúng và chọn một sound card có hỗ trợ kết nối USB hoặc Thunderbolt.
3. Chất lượng âm thanh
Đa số các sound card trên thị trường hiện nay đều cho chất lượng âm thanh rất tốt nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, bạn cũng nên dành một chút thời gian để xem qua thông số kỹ thuật của sản phẩm để đảm bảo rằng bạn sẽ có được chất lượng âm thanh tốt nhất.
Chất lượng bộ ADC (Bộ chuyển đổi tương tự sang kỹ thuật số)
Điều làm cho Audio Interface có chất lượng âm thanh tốt hơn đó là Noise Floor (Nhiễu nền) và số Sample Rate/ Bit Deth tối đa có thể hỗ trợ. Các Audio Interface rẻ tiền hơn thường có nhiều tiếng ồn hơn, trong khi những Audio Interface chất lượng cao hơn sẽ cho bạn âm thanh sạch hơn rất nhiều.
Chất lượng bộ Tiền khuếch đại (Preamp)
Những Preamp chất lượng thường sẽ bạn dải động rộng hơn (nhiều gain hơn), điều này cho phép âm thanh bạn bạn ghi lại có âm lượng lớn hơn, sạch hơn mà không sợ tín hiệu bị clipping. Đối với một số micro, ví dụ micro condenser bị bạn sẽ không cần lo lắng quá nhiều về gain. Nhưng đối với một số khác, ví dụ Shure SM7B, bạn sẽ cần một preamp có mức gain lớn để micro có được âm thanh tốt nhất.
4. Các lưu ý khác
Phần mềm đi kèm
Nhiều hãng sản xuất Audio Interface có tặng kèm các gói Phần mềm thu âm (DAW), Plugin đi kèm. Đa số các phần mềm này là phiên bản giới hạn tính năng, tuy nhiên cũng đáp ứng rất tốt nhu cầu cơ bản khi bạn mới bắt đầu. Nên hãy xem qua liệu những phần mềm đi kèm này có phù hợp của bạn không nhé!
Onboard DSP
Hiện nay một số thương hiệu như Universal Audio, Apogee, MOTU, PreSonus cung cấp nhiều Audio Interface có tích hợp chip DSP (xử lý tín hiệu kỹ thuật số). Điều này cho phép Audio Interface hoạt động như một thiết bị độc lập mạnh mẽ. Bạn có thể định tuyến âm thanh trên soundcard mà không cần thông qua phần mềm DAW. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các hiệu ứng cho vocal (EQ, Compressor,..) trong khi thu âm mà không cần lo lắng đến độ trễ.
TOP AUDIO INTERFACE BÁN CHẠY TẠI VINASOUND
Soundcard Focusrite
Soundcard Focusrite
Soundcard Behringer
Soundcard Behringer
Soundcard Steinberg
Soundcard MOTU
Soundcard PreSonus
Soundcard PreSonus AudioBox USB 96 (Phiên bản kỉ niệm 25 năm)
Soundcard PreSonus