Bạn đang cần tìm cho mình một chiếc micro thu âm phù hợp với mục đích sử dụng và túi tiền của mình?
Nhưng bạn lại đau đầu khi nhận ra rằng….
Có đến hàng trăm loại micro thu âm trên thị trường hiện nay.
Nhưng liệu tất cả trong số chúng đều phù hợp cho nhu cầu thu âm thực tế của bạn?
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về:
- Có những loại micro thu âm nào? Sự khác nhau của từng loại micro thu âm?
- Bạn ứng dụng micro thu âm vào việc gì và loại micro thu âm nào sẽ phù hợp cho ứng dụng đó ?
- Giá micro thu âm bao nhiêu thì hợp lý?
- Micro thu âm của hãng nào tốt nhất hiện nay và được nhiều người tin dùng?
Thì thật khó đễ bạn loại bỏ những loại micro không nên mua ra khỏi danh sách và tìm đúng loại microphone phù hợp cho mình.
Tránh xảy ra tính trạng lãng phí tiền bạc nhưng lại không mua được sản phẩm như mình mong muốn.
Vì vậy, để giúp bạn tránh khỏi những nhức đầu này. Vinasound sẽ gửi đến bạn một bài viết tư vấn nên mua micro thu âm nào cho phù hợp nhất.
Nghe có vẻ tuyệt đúng không nào?
Vậy….
Nội dung chính của bài viết
Nên mua micro thu âm nào là tốt nhất?
Đó có lẻ là câu hỏi chúng tôi nghe nhiều nhất mỗi khi khách hàng cần tư vấn về sản phẩm.
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ câu hỏi chính xác hơn sẽ là “Nên mua micro thu âm nào thì phù hợp nhất?”
Có rất nhiều loại micro thu âm trên thị trường, và mỗi loại được thiết kế để phục vụ chuyên cho từng mục đích khác nhau. Có loại chuyên cho ứng dụng thu âm cho vocal, trong khi một số khác lại chuyên thu âm nhạc cụ hoặc ứng dụng để thu âm Podcast, Streaming,…
Do đó,
Câu trả mà chính bạn phải trả lời được trước khi quyết định chọn mua một chiếc micro thu âm đó là?
“Bạn sử dụng micro thu âm vào mục đích gì?”
Ở đây chúng tôi có viết những bài viết cho từng nhu cầu sử dụng cụ thể và có thể giúp ích cho bạn:
- Top bộ mic thu âm giá rẻ để livestream facebook, hát karaoke online (Có thể sử dụng với cả máy tính & điện thoại)
- Top micro thu âm tốt nhất để thu âm nhạc cụ
- Top micro thu âm tốt nhất cho đàn guitar
- Top micro thu âm tốt nhất để làm Podcast, Game Streaming, Youtuber,..
- Top micro thu âm rời tốt nhất cho ứng dụng quay phim trên điện thoại
Tiếp đến, để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp bạn cần phải hiểu sơ về các loại micro thu âm trên thị trường hiện nay.
Có những loại micro thu âm nào? Ưu nhược điểm từng loại
Dynamic Microphone (Micro điện động)
Đây là loại microphone phổ biến nhất hiện nay với độ bền cao và giá thành rẻ. Chúng hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Bên trong dynamic microphone (micro điện động) có một màng âm mỏng và rất nhẹ, dưới áp lực của âm thanh lên màn âm sẽ làm cuộn dây điện trong nam châm di chuyển tạo ra một điện áp nhỏ đại diện cho cường độ âm thanh. Dynamic Miro có độ nhạy kém hơn so với Condenser Micro, với giá thành rẻ hơn và không cần yêu cầu nguồn Phantom Power. Độ nhạy thấp cũng đồng nghĩa với việc chịu được âm thanh ở cường độ lớn, do đó dynamic micro rất phù hợp sử dụng cho ca sỹ biểu diễn trên sân khấu. Trong ứng dụng thu âm, dynamic microphone phù hợp cho các nhạc cụ có cường độ âm thanh lớn như trống, bass.
Condender Microphone (Micro điện dung)
Khi bạn muốn thu lại âm thanh với độ trung thực tuyệt đối, thì condenser microphone (micro điện dung) là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Về nguyên lý hoạt động, màn rung của Condenser hoạt động giống như một tụ điện và được cấp nguồn từ bên ngoài (pin hoặc nguồn Phatom Power), khi áp lực âm thanh tác động lên màn rung sẽ làm cho điện dung thay đổi và làm thay đổi điện áp đầu ra của microphone. Microphone Condenser có khả năng đáp ứng và độ nhạy với âm thanh cao hơn rất nhiều so với Dynamic Micro. Tuy nhiên Condenser micro có độ bền kém hơn và cần phải có nguồn Phantom Power để hoạt động. Trong ứng dụng thu âm, condenser microphone phù hợp để thu lại những âm thanh mềm mại như giọng hát (vocal), acoustic guitar,…
Click để xem các sản phẩm condenser microphone
Ribbon Microphone (Micro dải băng)
Đây là loại microphone được sử dụng rộng rãi trong thời hoàng kim của các đài phát thanh. Ribbon micro sử dụng một dải băng mỏng dẫn điện rung động trong một từ trường để mô phỏng lại tín hiệu âm thanh. Về mặt kỹ thuật, nó hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ tương tự Dynamic Micro, tuy nhiên Ribbon Micro có độ nhạy với âm thanh cực kỳ cao, hơn cả Conderser. Bởi vì thiết kế đặc biệt này, Ribbon micro thường có giá thành rất cao và ít khi gặp trong các phòng thu âm vừa và nhỏ.
USB Microphone
Đây là dòng micro được phát triển gần đây trong công nghệ microphone. USB microphone chứa tất cả các bộ phận chính của một micrphone truyền thống: capsule, diaphragm,.. Điểm khác biệt ở dòng micro này đó là được tích hợp thêm 2 mạch bổ sung gồm: preamp onboard và bộ chuyển đổi analog sang đi digitar (A/D converter). Preamp onborad giúp USB microphone không cần kết nối với mixer hoặc các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài (Phatom Power). A/D converter giúp thay đổi tín hiệu đầu ra của microhone từ Analog(tín hiệu tương tự) sang Digital (tín hiệu số) và do đó nó có thể gắn trực tiếp vào máy tính để sử dụng. Trong ứng dụng thu âm, USB micophone phù hợp và tiện lợi cho việc làm Podcast, LiveStream, Talkshow,…
Hiểu về các loại hướng thu (búp hướng) của microphone
Omni- Directional (Đa hướng)
Micro hoạt động theo mô hình Omni- Directional có khả năng nhận và thu sóng âm thành từ khắp mọi hướng (360 độ xung quanh micro). Trong ứng dụng thu âm, bạn sẽ muốn sử dụng loại mic này để thu âm nhiều ca sỹ, âm thanh của cả phòng thu.
Cardioid (Búp hướng trái tim)
Các micro hoạt động theo mô hình cardioid có khả năng thu lại âm thanh đến từ phía trước chúng rất tốt (với góc 131 độ), trong khi từ chối những âm thanh đến từ 2 bên và phía sau micro. Các micro với mô hình cardioid cũng được sử dụng khá phổ biến trong phòng thu âm, giúp loại bỏ âm thanh đến 2 bên và tiếng ồn phía sau của máy tính.
Supercardioid (Shortgun)
Có hướng tính cao hơn cardioid với khả năng thu âm tốt sóng âm đến từ phía trước (với góc 115 độ), điểm khác biệt là cardioid là chúng có một búp hướng nhỏ ở phía sau. Búp hướng Supercardioid thường chỉ xuất hiện trên shortgun micro.
Hypercardioid (Mini-shortgun)
Hypercardioid có tính chất tương tự như Supercardioid nhưng hướng tính ở phía trước tăng thêm, góc tiếp nhận sóng âm thanh cũng thu hẹp lại (góc 105 độ) do đó có thể gia tăng độ nhạy khi nguồn âm có khoảng cách xa.
Bidirectional (Hình số 8)
Được thiết kế đủ định hướng thu âm cho cả phía trước và phía sau micro, trong khi loại bỏ âm thanh đến từ 2 bên. Micro với mô hình Bidirectional phù hợp ứng dụng để thu âm Podcast, chương trình phỏng vấn,…
Các hãng thương hiệu micro thu âm tốt nhất ?
Ở phần cuối cùng của bài viết này, chúng ta sẽ dành thời gian để thảo luận về các thương hiệu/ hãng micro thu âm tốt nhất hiện nay.
Nếu bạn càng đi sâu vào tìm hiểu các loại micro thu âm trên thị trường, bạn càng sẽ nhận ra rằng hầu như tất cả các micro có chất lượng hàng đầu đều đến từ một nhóm nhỏ 6,7 thương hiệu lớn và nổi tiếng hiện nay.
Các hãng micro thu âm nổi tiếng gồm có:
- Shure
- Sennheiser
- Blue
- AKG
- Neumann
- Audio Technica
- Rode
Nhấp vào các liên kết phía trên và bạn sẽ tìm thấy các sản phẩm micro hàng đầu của từng hãng.
Rất hy vọng sau khi xem qua bài viết này, các bạn đã nắm được các kiến thức về các loại microphone trên thị trường hiện nay.
Và quan trọng hơn là biết được cách chọn mua micro thu âm tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Nếu có bạn có thêm bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào cần trả lời hãy liên hệ ngay với Vinasound để được giải đáp.
Bài viết tham khảo từ: Wikipedia , E-Home Records